NAM SÀI GÒN -
ĐÔ THỊ SINH THÁI XANH VÀ BỀN VỮNG CỦA THÀNH PHỐ
Không gian xanh được ví như lá phổi của đô thị, nhưng với tốc độ đô thị hóa, mảng xanh trong các quận trung tâm đang dần ít đi. Trước tình hình đó, người dân thành phố đang có xu hướng dịch chuyển về ngoại ô để tìm kiếm môi trường sống nhiều không gian xanh, điển hình là Nam Sài Gòn.
Mảng xanh nội thành ngày càng bị thu hẹp
Người dân TP.HCM đang có xu hướng chuyển sang những nơi có nhiều không gian xanh và tách biệt với khu nội thành đắt đỏ, xô bồ để tìm một những khu vực có không gian thoáng đãng, nhiều mảng xanh, mật độ xây dựng thấp nhưng vẫn đảm hạ tầng giao thông kết nối tốt.
Giới chuyên gia cho rằng, xu hướng này xuất phát từ việc người dân ngày càng ý thức rõ rệt hơn về tầm quan trọng của thiên nhiên đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Vì thế, nhu cầu sở hữu những không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên, tốt cho sức khỏe ngày càng tăng cao.
Trong khi đó, khu vực nội thành hiện nay lại ngày càng thiếu không gian xanh, trong lành. Theo Cục Đô thị Việt Nam (Bộ Xây dựng), tại TP.HCM, độ che phủ của cây xanh là 26,3%, nhưng phân bổ không đồng đều. Đáng chú ý, độ che phủ chung của khu vực nội thành chỉ có 3,9%. Diện tích đất trồng cây xanh công cộng tại trung tâm TP.HCM chỉ đạt 0,55 m2/người, thấp nhất cả nước (trung bình cả nước là 7m2/người).
Thống kê của TP.HCM, tính đến cuối năm 2023, trên toàn địa bàn có khoảng 11.369 ha đất công viên và đất trồng cây xanh. Trong khi đó tốc độ đô thị hóa lại diễn ra rất nhanh. Số cây xanh, diện tích phủ bóng cây xanh ở TP.HCM đã thấp, nhưng những năm gần đây đang giảm đi nhiều để nhường đất cho nhiều dự án giao thông hoặc phục vụ quá trình thi công các công trình.
Nam Sài Gòn - đô thị sinh thái của thành phố
Theo thông tin quy hoạch của TP.HCM, Nam Sài Gòn được định hướng trở thành khu vực đô thị sinh thái hiện đại, mang màu sắc đô thị sông nước Nam Bộ. Tại đây sẽ được tập trung phát triển thành khu hỗn hợp đa chức năng gồm công nghiệp sạch, nghỉ dưỡng, giáo dục, trung tâm tài chính, thương mại, khoa học, dịch vụ.
Bên cạnh quận 7 đã phát triển mạnh, Nhà Bè cũng đang được đánh giá cao bởi vùng đất này sở hữu nhiều kênh rạch và diện tích mảng xanh lớn hơn nhiều so với các quận khác của TP.HCM. Theo chủ trương đề án đầu tư của UBND TP.HCM, trong giai đoạn 2021-2030, Nhà Bè dự kiến sẽ trở thành đô thị vệ tinh như khu vực Phú Mỹ Hưng, quận 7.
Theo nhiều chuyên gia, với tiềm năng về hạ tầng và không gian xanh, khu Nam Nam Sài Gòn đang được nhiều khách hàng nhắm tới bởi khu vực này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển những sản phẩm xanh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nguồn cung dự án căn hộ tại khu Nam vẫn còn khan hiếm.
Sinh sống ở khu Nhà Bè nhiều năm nay, anh Nguyễn Tuấn Minh đánh giá cao không gian sống xanh, trong lành của khu vực này. Với quỹ đất lớn, mật độ xây dựng các khu chung cư chưa cao, Nhà Bè sở hữu không khí trong lành, tốt cho sức khỏe. Những năm gần đây, khu vực này trở thành điểm đến của các ông lớn bất động bất động sản với hàng loạt dự án quy mô. Trong đó, khu đô thị Dragon City và CELESTA City gây ấn tượng với anh Minh nhờ hệ sinh thái tiện ích đa dạng, môi trường sống xanh, an toàn.
Mới đây, Phú Long chính thức khởi công dự án Essensia Sky nằm trong khu đô thị Dragon City, đặc biệt dự án được phát triển theo định hướng xanh - sức khỏe đầu tiên tại Nam Sài Gòn, với mật độ xây dựng chỉ 33%, diện tích còn lại được dành cho không gian xanh và tiện ích chăm sóc sức khỏe cho cư dân. Dự án vừa được khởi công từ tháng 9/2024.
Nguồn: Linh Huỳnh - Tổng hợp
0 Nhận xét